6 cách tính tỷ lệ tương tác

text
Khi triển khai các chiến dịch truyền thông quảng cáo trên các nền tảng Social Media như Facebook, TikTok hay Instagram… tỷ lệ tương tác (Engagement Rate) là một chỉ số vô cùng quan trọng. Người quản lý hoạt động truyền thông quảng cáo sẽ căn cứ vào engagement rate mà đánh giá được mức độ thành công của chiến dịch.
Vì sao chỉ số này lại quan trọng đến thế, và liệu rằng chỉ có một công thức chung để tính toán tỷ lệ tương tác? Câu trả lời sẽ có tại bài viết dưới đây.

Hiểu kỹ về tỷ lệ tương tác (Engagement Rate)

Tỷ lệ tương tác (Engagement Rate) là công thức đo lường lượng tương tác (Engagement) của người dùng với nội dung xã hội (Social Media Content) mà nhãn hàng hoặc doanh nghiệp chia sẻ.
Lượng tương tác ở đây được thể hiện thông qua các lượt like, share, bình luận, lưu, tin nhắn trực tiếp, đề cập (Mention) và còn nhiều hành động hơn thế nữa tuỳ thuộc vào từng mạng xã hội. “Tương tác” trên mạng xã hội thường đề cập đến các hành động tích cực hơn là thụ động (chẳng hạn như lượt xem hoặc lượt hiển thị).
Có nhiều cách để đo lường tỷ lệ tương tác và các phép tính khác nhau có thể phù hợp hơn với các mục tiêu truyền thông xã hội của các nhãn hàng.

Một ví dụ về Engagement Rate trên nền tảng Facebook

Engagement Rate quan trọng như thế nào?

Khi chạy chiến dịch trên bất kỳ nền tảng nào, bài post không chỉ cứ tiếp cận đến càng nhiều người càng tốt, mà còn phải gây được sự thích thú với tệp khán giả mục tiêu.

Engagement Rate là một chỉ số quan trọng thể hiện chiến dịch của doanh nghiệp hay thương hiệu có đạt kết quả tốt hay không. Phương tiện của bạn sẽ được xem là không có hiệu quả khi khán giả không quan tâm và không có bất kỳ tương tác nào đến nội dung mà bạn tạo.

Tỷ lệ tương tác của khán giả với các nội dung được sản xuất cũng cho biết mức độ ảnh hưởng của chúng lên khán giả. 

​​Những tương tác hai chiều này đều được đo lường, hiển thị trên bảng thống kê và nó phản ánh sự quan tâm của người dùng đối với các bài đăng. Từ đó các phương tiện sẽ được đánh giá toàn diện và nên cải thiện hay phát huy ở điểm nào để phát triển theo chiều hướng tốt nhất.

Vì vậy, tỷ lệ tương tác (Engagement Rate) là một chỉ số “đinh” đối với các marketer nói chung và các doanh nghiệp, nhãn hàng nói riêng. Số liệu về tỷ lệ càng cao thì sẽ càng chứng tỏ được sức hút của nội dung đăng tải và nó cũng giúp giảm chi phí quảng cáo, tăng doanh số và quảng bá thương hiệu rộng rãi hơn.

Engagement Rate bao nhiêu là tốt?

Các chỉ số tương tác (Engagement) sẽ được tính là tốt dựa vào các nền tảng khác nhau. Đối với nền tảng Instagram, các chuyên gia về marketing đều đồng ý rằng tỷ lệ tương tác tốt là từ 1% đến 5%. Càng nhiều người theo dõi (follower) thì sẽ càng khó đạt được chỉ số này bởi nội dung sẽ bị phân tán đến nhiều đối tượng. Hootsuite báo cáo tỷ lệ tương tác trên Instagram trung bình là 4,59% vào năm 2020.

Tỷ lệ tương tác trung bình trên Instagram theo Hypeauditor

6 cách tính engagement rate dành cho Social Media Manager

Đây là những công thức phổ biến để tính tỷ lệ tương tác trên mạng xã hội.
Tổng số lượt tương tác thường biểu thị một số lượng lượt thích, lượt yêu thích, lượt phản ứng, lượt bình luận, lượt chia sẻ, lượt xem, lượt retweet (đối với Twitter) và đôi khi bao gồm cả lượt nhấp, tuỳ thuộc vào nền tảng bạn đang sử dụng.

Engagement Rate By Reach (Tỷ lệ tương tác theo phạm vi tiếp cận – ERR)

Đây là công thức phổ biến nhất khi tính chỉ số Engagement Rate của nội dung trên các phương tiện truyền thông. ERR đo lường phần trăm những người đã chọn tương tác với nội dung sau khi xem nội dung đó.

Sử dụng công thức đầu tiên cho một bài đăng và công thức thứ hai để tính tỷ lệ trung bình trên nhiều bài đăng.


Ưu điểm: Phạm vi tiếp cận (reach) có thể là một tiêu chí đo lường tốt hơn so với số lượng người theo dõi (follower), bởi không phải tất cả những người theo dõi đều sẽ thấy tất cả nội dung được đăng tải. Ngoài ra, trên thực tế, những người không theo dõi vẫn có thể tiếp cận được bài đăng thông qua các dạng chia sẻ (shares), hashtag hoặc các phương tiện khác.
Nhược điểm: Lượt tiếp cận có thể dao động vì nhiều lý do, trở nên khó kiểm soát. Lượt tiếp cận quá thấp có thể dẫn đến chỉ số Engagement Rate cao bất thường vì vậy các marketer sẽ cần chú ý.

Engagement Rate By Posts (Tỷ lệ tương tác theo bài đăng – ER bài đăng)

Trên lý thuyết, công thức này đo lường mức độ tương tác của những người theo dõi trên một bài đăng cụ thể. Nói cách khác, tương tự như ERR, nhưng thay vì lượt tiếp cận, nó cho marketer thông số về tốc độ những người theo dõi (follower) tương tác với nội dung.


Ưu điểm: ERR được đánh giá là một chỉ số ổn định hơn ERP do nó đo lường dựa trên những người theo dõi. Do đó nếu lượng tiếp cận dao động quá thường xuyên, các marketer hãy sử dụng phương pháp này để có thước đo chính xác hơn về mức độ tương tác sau từng bài đăng.
Nhược điểm: Như đã đề cập, mặc dù đây có thể là một chỉ số chắc chắn hơn để theo dõi mức độ tương tác trên các bài đăng, nhưng nó sẽ không cập nhật chính xác những bài đăng viral (nội dung phổ biến, gây bão). Và, khi số lượng người theo dõi tăng lên, tỷ lệ tương tác có thể giảm một chút.

Engagement Rate By Impressions (Tỷ lệ tương tác theo số lần hiển thị – ER hiển thị)

Đôi khi Impression (Hiển thị) bị nhầm lẫn với Reach (phạm vi tiếp cận), nhưng Impressions là tổng số lượt xem nội dung hoặc quảng cáo, thường lớn hơn Reach. Một chỉ số đối tượng cơ sở khác mà bạn có thể chọn để đo lường mức độ tương tác là số lần hiển thị. Trong khi Reach đo lường số lượng người xem nội dung, Impressions sẽ theo dõi tần suất nội dung đó xuất hiện.


Ưu điểm: Công thức này có thể hữu ích nếu thương hiệu đang chạy nội dung trả phí (Paid Content) và cần đánh giá hiệu quả dựa trên số lần hiển thị.
Nhược điểm: Tỷ lệ tương tác được tính với Impressions phải thấp hơn chỉ số ERR và ER. Giống như Reach, Impressions cũng có thể không nhất quán và sẽ hiệu quả hơn nếu sử dụng phương pháp này kết hợp với ERR.

Daily Engagement Rate (Tỷ lệ tương tác hàng ngày – ER hàng ngày)

Đây là tỷ lệ nhận biết được tần suất người theo dõi tương tác với tài khoản của thương hiệu hàng ngày.


Ưu điểm: Đánh giá được tần suất người theo dõi tương tác với tài khoản thương hiệu hàng ngày, thay vì tính tương tác với một bài đăng cụ thể.
Nhược điểm: Vẫn còn nhiều sai sót trong phương pháp đo lường này. Ví dụ, công thức không tính đến thực tế là 10 tương tác có thể do một người tương tác chứ không phải 10 tài khoản khác nhau.

Engagement Rate By Views (Tỷ lệ tương tác dựa vào lượt xem – ER lượt xem)

Công thức này được áp dụng cho các nội dung video, thương hiệu có thể đo lường có bao nhiêu người chọn tương tác với video của bạn sau khi xem chúng.


Ưu điểm: Nếu một trong những mục tiêu của video là tạo ra sự tương tác, thì đây có thể là một cách tốt để theo dõi.
Nhược điểm: Chế độ xem thường bao gồm các lượt xem lặp lại từ một người dùng. Và mặc dù người xem đó có thể xem video nhiều lần, nhưng họ không nhất thiết phải tương tác nhiều lần.

Factored Engagement Rate (Tỷ lệ tương tác có trọng số)

Trong một chiến dịch hoặc cụ thể là một bài đăng truyền thông, thương hiệu sẽ có mức độ ưu tiên nhất định cho những yếu tố tương tác với khách hàng. Ví dụ, khi mục tiêu của chiến dịch A là đạt được hiệu quả thảo luận trên mạng xã hội, thương hiệu sẽ quan tâm đến tiêu chí hiệu quả “số lượng comment” hơn là lượng like, share, repost... Lúc này, comment là yếu tố được phân bổ trọng số lớn hơn.

Công thức Engagement Rate lấy “comment làm trọng số” sẽ giống như sau:



Công thức này cho biết thương hiệu đang muốn đánh giá hiệu quả tương tác cụ thể bởi bình luận của người xem. Tuy nhiên, công thức này không được các chuyên gia Social Media khuyên dùng, bởi nó dễ bị hiểu lầm thành tỷ lệ cam kết.

Kết luận

Các chỉ số tạo ra một lợi thế cho người dùng là có thể đo lường và quản lý sự tăng giảm để qua đó giúp cải thiện và tối ưu hoá các chiến dịch. Bởi vậy, thông hiểu và nắm rõ các chỉ số sẽ giúp cho các thương hiệu và nhãn hàng chiến thắng trên các nền tảng này,

Đăng nhận xét

0 Nhận xét